ĐẬU NÀNH: Tên khác là Soya Bean là cây thân thảo đứng, sống quanh năm. Thân cao 0,5-1,5 m, hoa chùm giống bàn chải không mùi, Quả dài 5-6 cm, hơi cong, màu từ xám sáng đến xám tối. Mỗi quả có từ 1 đến 4 hạt. Đậu nành được trồng ở nhiều địa phương trên khắp cả nước vào từng thời điểm khác nhau nên có cả vụ xuân, vụ hè và vụ đông.
Giá trị dinh dưỡng trong 100 g hạt đậu nành |
|
Năng lượng |
400 kcal |
Carbohydrate |
24.6 g |
Chất xơ thực phẩm |
4.5 g |
Chất béo |
18.4 g |
Protein |
34.0 g |
Trong đậu nành có đủ các acid amin cơ bản như isoleucin, leucin, lysin, metionin, phenylalanin, tryptophan, valin. Ngoài ra, đậu nành được coi là một nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh vì chứa một lượng đáng kể các amino acid không thay thế cần thiết cho cơ thể.
Công dụng của đậu nành: Ở Việt Nam hạt đậu nành được xem là một loại “thịt không xương” vì chứa tỷ lệ đạm thực vật dồi dào, có thể thay thế cho nguồn đạm từ thịt động vật. Thậm chí, lượng đạm (protein) trong 100 gr đậu nành có thể tương đương với lượng đạm trong 800 gr thịt bò. Hạt đậu nành là một nguồn rất giàu những chất dinh dưỡng thiết yếu và là một trong những nguyên liệu làm thức ăn đa năng nhất.
=> Từ hạt Đậu nành có thể chế biến thành nhiều dạng thực phẩm bổ dưỡng và phong phú: Sữa đậu nành, sữa bột đậu nành, tàu hũ, đậu hũ, tàu hũ ky, tương hột, chao,
=> Ngoài công dụng dùng hạt đậu nành làm thực phẩm như đã nêu ở trên, trong một số trường hợp đậu nành cũng còn được dùng làm rau: Giá đậu nành, rau mầm từ đậu nành
Ngoài ra đậu nành còn được dùng làm thuốc
* Theo Đông y: Đậu nành có tên là Hoàng đại đậu, có vị ngọt, tính mát, không độc, có công dụng kiện tỳ khoan trung (xúc tiến tiêu hóa), nhuận táo (chống táo bón), tiêu thủy, giải độc, chủ trị người gầy yếu, bụng trướng, da dẻ vàng vọt, nhọt độc sưng đau, ngoại thương xuất huyết. Đông y cho rằng đậu nành là loại “dược thực lưỡng dụng”, tức vừa có thể dùng làm thức ăn vừa dùng làm thuốc.
– Khi kết hợp với các dược liệu khác, đậu nành trở thành bài thuốc quý, giúp chữa suy nhược cơ thể, đổ mồ hôi trộm (đậu nành, hạt tiểu mạch, táo tàu), chữa suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ, ăn ngủ kém (đậu nành, liên nhục, hoài sơn, ý dĩ, sa nhân, sơn tra, cẩu tích)…
* Theo Tây y: Từ cổ xưa, đậu nành dùng làm thực phẩm, nhưng gần đây y học thế giới phát hiện ra nhiều tác dụng chữa bệnh của nó.
– Hàm lượng đạm trong đậu nành rất cao và có đủ 8 loại axít amin, khoáng chất thiết yếu. Sữa đậu nành có tác dụng giảm huyết áp, giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa khả năng xơ cứng động mạch và tốt cho tim mạch. Trong sữa đậu nành có nhiều axít béo không bão hòa có tác dụng không cho mỡ đóng tầng trong cơ thể và làm cho da dẻ hồng hào, tăng lượng vitamin B1 giúp da mặt ít nhăn. Cạnh đó, sữa đậu nành còn chứa hoạt chất isoflavone giúp chống lão hóa.
– Y học hiện đại coi đậu nành là “thịt chay” vì rất giàu dưỡng chất, có thể thay thế thịt, cá. Đặc biệt, đậu nành vốn không có chứa chất béo bão hòa và chứa ít bột đường nên có khả năng hỗ trợ phòng trị béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch..
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.