Hạt ngò là loài cây thảo sống trong khoảng một năm, mọc thẳng, chiều cao khoảng từ 35-60cm, thân cây rỗng, toàn thân có mùi thơm nồng, cũng vì vậy nó còng có cái tên gọi khác là cây mùi. Lá hạt ngò có hình tròn. Hoa có màu trắng hoặc ánh tía nhạt. Quả có rãnh hình tròn. Hạt ngò có vị cay chua, tính hơi ấm, khí thơm.
Hạt ngò của cây rau ngò mang đến cho món ăn một hương vị ấm áp, thơm. Mùi vị hạt hoàn toàn khác với lá rau ngò tươi. Chúng thường được sử dụng trong nấu ăn Ấn Độ cũng như đặc trưng trong các món ăn châu Á, Trung Đông và Địa Trung Hải. Cách tốt nhất để có được hương vị tối đa từ hạt rau mùi là rang vàng hạt. Theo dân gian, hạt ngò ( bột ngò) có tác dụng thông đại tiểu tiện, trị phong tà, phá mụn độc và làm lành các chứng mụn lở, trị bệnh trĩ, khó tiêu, đau bụng, cảm cúm, kháng khuẩn…
Phân bố:
Cây xuất hiện tất cả ở mọi nơi từ Bắc đến Nam của đất nước Việt Nam.
Bộ phận dùng, cách chế biến thu hái:
Hạt ngò thu hái vào mùa hè xuân hoặc đông xuân. Sau khi thu hái hạt về đem hạt đi phơi hoặc sấy khô.
Hạt ngò
CÔNG DỤNG CỦA HẠT NGÒ
Sau đây là một số công dụng chính của hạt ngò:
Có tác dụng chữa trị ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Chữa trị người lên đậu, sởi không bật ra hết.
Chữa trị đau răng.
Có tác dụng giải độc, chống nhiễm trùng.
Chữa trị trực trường.
Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
Có tác dụng giảm đau.
Điều trị bệnh thấp khớp.
Kích thích sự ham muốn ở cả nam và nữ giới.
Giảm tiểu đường, bảo vệ tim mạch.
Giúp giảm cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt trong máu nên tốt cho tim mạch.
Có tác dụng chữa trị rong kinh.
Điều trị tiêu chảy rất tốt.
Ngoài ra, hạt ngò còn được ứng dụng để làm nước hoa, tinh dầu.
Hạt ngò có rất nhiều công dụng, đặc biệt trị bệnh về hệ tiêu hóa và đau dạ dày rất hiệu quả
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
Hạt ngò phù hợp với các đối tượng sau đây:
Người mắc các bênh liên quan đến đường tiêu hóa như: Ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa…
Trẻ em bị lên đậu, lên sở, sởi không lên đều.
MỘT SỐ BÀI THUỐC TRỊ BỆNH TỪ HẠT NGÒ
Kiết lỵ
Đau bụng mót rặn đi ngoài không được, hoặc ra tí chút kèm máu, mũi, “lờ lờ máu cá”. Hạt mùi 1 vốc sao thơm tán nhỏ, mỗi lần uống khoảng 8g. Nếu lỵ ra máu uống với nước đường, nếu lý ra đờm uống với nước gừng. Ngày 2 lần.
Giun kim
hạt mùi tán nhỏ, lòng đỏ trứng gà luộc, ít dầu vừng nhào chung cho đều, nặn thành thỏi nhỏ nhét vào hậu môn của trẻ khi trẻ ngủ qua đêm. Làm 3 đêm liền. Có người bỏ trứng gà.
Phụ nữ sau đẻ ít sữa
Hạt ngò 6g đun với 100ml nước chờ sôi khoảng 15 phút rồi đem chia ra uống hai lần.
Chữa bệnh sởi ở trẻ nhỏ
Thường dùng để chữa lúc sởi mới lên, hay hiện tượng sởii mọc không đều, trẻ bị sốt kéo dài mà không thấy lên nhiều sởi, hoặc sởi lặn vào trong
không mọc ra ngoài. Sử dụng ngò hạt giúp sởi mọc nhanh và đều hơn làm cho độc sởi nhanh được phát ra bên ngoài.
Dùng ngoài da
Hạt rau mùi (100-150g) đem sắc với nước sôi khoảng 5 phút, sau đó xoa khắp người trẻ ( Lưng trước, bụng sau), tránh để trẻ bị lạnh. Hoặc có thể
dùng ngò hạt 80g tán thạt nhỏ rồi trộn với 100ml rượu cùng 100ml nước, đem đun sôi lọc bã phun vào người trẻ (trừ phần mặt).
Dùng hạt ngò với rượu chữa bệnh trĩ
Đối với bệnh trĩ (lòi dom) kèm theo triệu chứng chảy máu, trong dân gian thường dùng bài thuốc từ hạt rau mùi để chữa trị bằng cách như sau:
Dùng khoảng 100g hạt ngò sao thơm, tán thành bột, hòa với chút rượu, uống khi đói để chữa bệnh trĩ. Mỗi lần uống khoảng 7g, sau vài lần uống sẽ thấy kết quả.
Dùng để uống
Lấy 12g ngò hạt đme sắc nươc uống khi ấm, mỗi ngày uống từ 1-2 lần.
Trị lòi dom
Hun khói quả mùi rồi đem xông hậu môn.
***Chú ý: Sởi đã mọc ra rồi hoặc người bị loét dạ dày cấm dùng, người bị cước khí cũng kiêng dùng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.